Chuẩn bị hành lý du học Mỹ: nên mang gì và mua gì?

Đến một vùng đất mới, học tập và sinh sống tại một môi trường hoàn toàn khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Đó là bài toán khó cho nhiều bạn học sinh về việc chuẩn bị đồ đạc trước mỗi chuyến bay. Tuy nhiên, mọi khó khăn sẽ nhanh chóng được khắc phục nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý cũng như các đồ đạc cần thiết. Dưới đây là một số điều nên và không nên mang gì trước khi du học Mỹ sẽ phần nào hữu ích cho các du học sinh.

Hình ảnh có liên quan

NÊN MANG GÌ

1. Những giấy tờ quan trọng

– Toàn bộ giấy tờ mà trường đã gửi về cho bạn:

🔺 Admission letter, một số sân bay sẽ hỏi giấy này khi làm thủ tục lên máy bay tại quầy checking.

🔺 DS2019 hoặc I20

🔺 Granting letter (nếu có)

– Thư có niêm phong của ĐSQ Mỹ

– Giấy tờ tùy thân: passport (đã có VISA sang Mỹ)

– Các giấy tờ y tế cần thiết như giấy khám sức khỏe và tiêm chủng, bệnh án v.v. Giấy chứng nhận đã tiêm phòng MMR (Measles, Mumps, Rubella) nếu có yêu cầu trong Admission Letter để  nộp cho Health Center của trường sau này.

– Giấy kết hôn và giấy khai sinh của trẻ em đi cùng (nếu có)

– Bằng lái xe (nếu có)

– Giấy ghi chú các địa chỉ, điện thoại liên lạc quan trọng: Những người thân ở nhà, bạn ở US, trường bạn sẽ theo học, Asian Affairs …

Hình ảnh có liên quan

Các giấy tờ quan trọng này nên được scan hết và lưu vào một folder trong đĩa/USD/hard disk mang theo, đồng thời upload trên net (mail) để phòng trường hợp bị mất trên chuyến đi; đồng thời cũng nên được copy thành 2 – 3 bản, 1 bản để ở hành lý xách tay, các bản khác để ở hành lý gửi.

– Các giấy tờ cần trong chuyến đi: passport (VISA), vé máy bay nên được để riêng ở nơi dễ lấy và khó mất để thuận tiện trong những lúc check in và qua hải quan.

Nên ghi riêng vào 1 tờ giấy: số passport, số VISA, số chuyến bay, địa chỉ ở nhà, địa chỉ ở US để nhanh chóng trong việc điền giấy tờ.

*** Địa chỉ ở US: một số tờ khai đòi hỏi địa chỉ của bạn ở US, đừng nên ghi địa chỉ của trường – một số người không được chấp nhận khi ghi địa chỉ này, bạn có thể ghi địa chỉ của 1 sinh viên VN nào đang ở bang mà bạn sẽ theo học cũng được.

– Trên chuyến bay đến US, tiếp viên sẽ phát 1 tờ khai để nhập cảnh (thường khi máy bay bay được ½ quãng đường). 30 phút trước khi máy bay hạ cánh mà cũng chưa thấy phát tờ khai (ngủ quên lúc tiếp viên phát tờ khai), nên hỏi tiếp viên để lấy tờ khai vào Mỹ.

– Khi qua Hải quan, kiểm tra xem:

+ DS2019 (hoặc I20) đã được đóng dấu chưa. DS2019/I20 chỉ có hiệu lực khi được đóng dấu.

+ Đã được phát I94 kèm trong passport chưa

Ghi chú:

🔺 Với những giấy tờ có bản gốc bằng tiếng Việt thì bạn cần phải công chứng sang tiếng Anh.

🔺 Bạn nên phô-tô một bộ hồ sơ các giấy tờ quan trọng để lại ở Việt Nam để đề phòng trường hợp mất mát giấy tờ dọc đường.

2. Tiền

Kết quả hình ảnh cho tiền dollar

Tiền bạn mang theo có thể là tiền mặt hoặc thẻ tín dụng hay là “travellers check”. Bạn hãy tính toán cẩn thận để mang đủ tiền cho các chi tiêu của bạn, ít nhất là trong tháng đầu tiên khi bạn chưa nhận được học bổng. Tháng đầu tiên ở Mỹ bao giờ cũng là tháng bạn phải chi tiêu nhiều nhất. Những khoản tiền bạn phải tiêu trong tháng đầu tiên này thường bao gồm:

🔺 Tiền thuê nhà và tiền đặt cọc khi thuê nhà

🔺 Tiền mua sắm một số vật dụng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt và học tập (giường, chăn, gối, đệm, bàn học, giá sách, một số dụng cụ nhà bếp v.v.)

🔺 Tiền học và các lệ phí khác cho học kỳ đầu tiên

🔺 Tiền bảo hiểm y tế

🔺 Tiền mua sách vở và một số đồ dùng học tập cần thiết

🔺 Tiền mua quần áo (tùy theo mùa)

🔺 Tiền ăn uống, đi lại

🔺 Tiền điện thoại: đây là khoản tiền khá lớn nhất là trong mấy tháng đầu khi bạn mới đi xa nhà.

🔺 Các chi phí vặt phục vụ sinh hoạt cá nhân khác

3. Đồ dùng học tập

Hình ảnh có liên quan

– Sách: Chỉ nên mang những sách mà bạn cho là thật cần thiết cho chuyên môn. Bạn cũng nên mang theo một số sách đọc giải trí khác phù hợp với sở thích của bạn.

– Văn phòng phẩm: Bút bi có màu bạn thích, bút chì kim (và thật nhiều hộp chì dự trữ), tẩy, băng dính nhỏ, kéo, thước, keo dán, bút tô (highlighter), bút phủ (corection pen), ghim kẹp nhỏ, máy tính tay (calculator), ghim dập và hộp ghim loại nhỏ, đĩa mềm (chỉ mang đủ dùng cho thời gian đầu khi bạn còn lạ nước lạ cái thôi)

– Phần mềm: Phần mềm ở Mỹ rất đắt nên bạn nên mang theo tất cả những phần mềm thông dụng mà bạn cần. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên mang theo đĩa nhạc Việt Nam hoặc nhạc nước ngoài mà bạn yêu thích, càng nhiều càng tốt vì chúng cũng gọn nhẹ thôi mà.

Những thứ khác: Ba-lô hoặc cặp đeo (tùy sở thích của bạn), lịch Việt Nam.

4. Quần áo, giày dép

Hình ảnh có liên quan

– Đây là mục rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, quần áo ở Việt Nam so với ở Mỹ rất rẻ (mà cũng đẹp nữa!), và thứ hai, nhiều khi ở Mỹ không có quần áo hợp với cỡ người của bạn. Để có thể chuẩn bị được quần áo mang theo một cách hợp lý, bạn nên tìm hiểu thời tiết và khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, gió v.v.) nơi bạn sẽ đến. Dưới đây là danh mục quần áo cần thiết và một số chỉ dẫn cần thiết

– Trang phục mùa đông: Mùa đông ở nhiều vùng bên Mỹ rất lạnh, nhiệt độ khi lạnh nhất có thể xuống tới âm 35oC. Trong trường hợp ấy không quần áo mùa đông nào của Việt nam có thể chịu được cả, và vì vậy khi sang đến nơi bạn phải mua quần áo “chuyên dụng” ở Mỹ. Tuy nhiên, bạn cũng nên mang theo một số quần áo mùa đông ở Việt Nam để mặc khi trời không lạnh lắm. Những thứ này gồm có: mũ len, khăn quàng cổ, áo bu-dông, áo bông, áo len, găng tay, quần đông xuân, tất, giày mùa đông v.v. tức là tất cả những thứ để có thể trang bị, bảo vệ bạn từ đầu đến chân. Ngoài ra, quần áo mút và khẩu trang chắn gió sẽ rất đắc dụng ở những vùng có gió mạnh vào mùa đông. Một điều cần lưu ý là vì mùa đông ở nhiều ùng của Mỹ có tuyết nên khi mua áo bu-dông và giày bạn cần chọn loại nào có thể chịu được tuyết và ẩm

– Trang phục mùa hè: Bạn cứ mang những quần áo và giày dép mùa hè như ở Việt Nam vì mùa hè ở Mỹ cũng nóng như mùa hè ở Việt Nam (tất nhiên là trừ Alaska và một số vùng ở cực Bắc của Mỹ). Mùa hè ở Mỹ không ẩm như ở Việt Nam cho nên dù nóng nhưng cũng không đến nỗi khó chịu lắm. Bạn nhớ mang thêm cả quần áo mũ kính bơi nữa nhé.

– Quần áo mặc bên trong: Có lẽ các bạn nên mang càng nhiều càng tốt vì khi sang đến nơi các bạn sẽ thấy là lời khuyên này có cơ sở thực tế của nó

– Các trang phục khác: có thể là mũ tai bèo, kính dâm hay những thứ bạn ưa thích khác.

5. Đồ dùng nhà bếp và ăn uống

– Bạn nên tìm hiểu trước, nếu chỗ bạn tới có nhiều người Việt Nam sinh sống (hoặc nhiều người Trung Quốc cũng được) thì bạn có thể hạn chế tối thiểu những đồ dùng nhà bếp và phục vụ cho việc ăn uống phải mang theo. Lý do là ở đâu có người Việt (và người Trung Quốc) thì ở đó bạn có thể tìm thấy rất nhiều thứ, kế cả những thứ “hiểm hóc” như rau muống, nước mắm, cà pháo và cả … mắm tôm nữa.

– Nếu chỗ bạn không có người Việt Nam hoặc Trung Quốc (điều này rất hiếm!) thì bạn nên mang một vài chiếc bát, đĩa nhỏ (loại có thể dùng được lò vi sóng là tôt nhất), dao nhỏ để gọt hoa quả, thìa, và quan trọng nhất là đũa.

Kết quả hình ảnh cho đồ dùng nhà bếp

 KHÔNG NÊN MANG GÌ

– Có lẽ bạn không nên mang theo máy tính xách tay (notebook), trừ trường hợp bạn đã có máy đó từ trước và trong máy lưu giữ nhiều thông tin quan trọng. Nếu không bạn có thể mua máy khi sang đến Mỹ. Một điều đảm bảo là máy tính ở Mỹ không hề đắt hơn so với Việt Nam, hơn thế chất lượng lại còn cao hơn và có điều kiện bảo hành.

– Các cặp để để hồ sơ (folders): Bạn chỉ nên mang theo 1 đến 2 cặp hồ sơ dành cho các giấy tờ bạn mang theo thôi vì theo kinh nghiệm cá nhân của nhiều sinh viên Việt Nam tại Mỹ, loại cặp phổ thông ở bên này rất khác, và các giấy tờ tương thích cũng như vậy (chẳng hạn như ở Mỹ dùng giấy đục 3 lỗ chứ không phải 2 lỗ như ở Việt Nam), kích thước giấy in ở Mỹ cũng hơi ngắn hơn so với giấy in ở Việt Nam.

– Tuyệt đối không nên mang giấy in sang Mỹ vì bạn có thể “xin” giấy in ở văn phòng khoa hoặc thư viện. Nếu muốn bạn chỉ nên mang một số quyển vở học sinh sang Mỹ thôi. Điều này không phải là vì ở Mỹ không có vở, hoặc vở ở Mỹ quá đắt, mà vì một số bạn học sinh cấp 3 ở Việt Nam khi sang Mỹ vẫn thích dùng loại vở quen dùng ở nhà, hình như để gợi lại một chút ấm áp thuở cắp sách đến trường thì phải!

–  Từ điển (nhất là các loại từ điển Anh – Anh vì ở Mỹ loại từ điển này khá rẻ. Chỉ với khoảng 15-20 đô-la là bạn đã mua được một quyển từ điển Oxford hay Webster’s)

– Vì kinh nghiệm cho thấy rằng sách giáo khoa ở Mỹ rất dày và nặng nên có lẽ bạn không nên mang cặp chỉ có tay xách (trừ khi bạn muốn “một công đôi việc”, tức là tập luyện cho tay cùng với trau dồi kiến thức). Có lẽ phải đến 99% sinh viên Mỹ dùng ba-lô hay cặp có quai đeo vì chúng rất tiện lợi.

– Đục lỗ (hole puncher): Như nói ở trên, ở Mỹ họ dùng loại đục 3 lỗ chứ không phải 2 lỗ như ở Việt Nam nên có lẽ bạn không nên mang đục lỗ từ nhà.

Thông tin liên hệ Du học Mỹ:

Địa chỉ: 103 B2-TT Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội

Số điện thoại: 0984.761.634 – 096 428 0101

Skype: maihuongvn

 Email:   info@kenhduhoc.vn - huongmai.do@gmail.com

               http://kenhduhoc.vn - http://facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh Du Học - Chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

Kết quả hình ảnh cho kênh du học