DU HỌC MỸ: 6 BÍ QUYẾT SĂN HỌC BỔNG MỸ THÀNH CÔNG

6 bí quyết săn học bổng Mỹ thành công 

Hàng năm, hàng trăm học sinh Việt Nam nhận được những suất học bổng giá trị (bán phần hoặc toàn phần, từ 20.000 đến 50.000 USD/năm) từ các trường đại học Top 100 của Mỹ, chắp cánh cho ước mơ du học Hoa Kì của các em. Tuy nhiên, để nhận được những suất học bổng giá trị như vậy là không hề đơn giản. Kênh du học sau đây xin chia sẻ 1 số bí quyết giúp các em săn học bổng Mỹ thành công.

Có 6 yếu tố làm nên thành công của một hồ sơ săn học bổng Mỹ: điểm học tập trên lớp, điểm TOEFL/IELTS, điểm SAT/ACT, các hoạt động ngoại khóa, bài luận, chọn trường và khai tài chính. 

ĐIỂM HỌC TẬP TRÊN LỚP

Một trong những yếu tố đầu tiên tạo điểm nhấn cho hồ sơ học bổng của các em là điểm học tập trên lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Yếu tố này rất quan trọng nhưng lại được rất ít người để ý đến. Thời điểm cần điểm là cuối năm lớp 11 để các em làm hồ sơ xin học bổng cho các đợt Early Decision và Early Action có hạn chót là vào tháng 11 và 12.

Thêm vào đó điểm midyear cũng rất quan trọng. Một số trường yêu cầu bổ sung mid-year report. Đó là chưa nói đến việc bổ sung cho những trường mình bị rơi vào diện waitlist (danh sách chờ) khi nộp ED, hay EA.

Theo chia sẻ của chị Hương Đỗ, chuyên gia tư vấn du học học bổng Mỹ với gần 10 năm kinh nghiệm, chị đã gặp khá nhiều trường hợp rơi vào waitlist, thậm chí có người đã bị trường từ chối, nhưng họ vẫn cho quyền appeal (để khiếu nại về kết quả hồ sơ), sau khi thí sinh bổ sung thông tin mới cùng với điểm số của kì 1 năm lớp 12, cuối cùng các bạn ý lại được trường nhận và trao cho những suất học bổng rất giá trị.

ĐIỂM TOEFL/IELTS

TOEFL và IELTS là những kỳ thi tiếng Anh quốc tế, được dùng để đánh giá tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào của nhiều trường đại học trên thế giới.

TOEFL (Test of English as a Foreign Language), là một kỳ thi nhằm đáng giá trình độ tiếng Anh của những người sử dụng công cụ tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai. Kỳ thi đánh giá khả năng của thí sinh tham dự (test takers) thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo trong môi trường giáo dục bậc đại học và là điều kiện để nhập học ở hầu hết các trường đại học ở Mỹ.

TOEFL do ETS, một tổ chức của Mỹ, cung cấp nên thường được các trường ở Mỹ ưu tiên hơn so với IELTS (International English Language Testing System). Tuy nhiên ngày càng có nhiều trường đại học ở Mỹ đồng ý cho sinh viên nộp điểm IELTS thay vì TOEFL. Điều đó khiến cho sự lựa chọn trường của bạn sẽ được phong phú hơn rất nhiều. Số liệu thống kê đến tháng 2/2013 đã cho thấy hơn 3000 (70%) trường đại học ở Mỹ chấp nhận điểm IELTS, trong đó có cả những trường đại học hàng đầu như các trường trong nhóm Ivy League: Brown University, Columbia University, …

ĐIỂM SAT/ACT

ACT (American College Testing) và SAT (Scholastic Aptitude Test) là hai kì thi được dùng để đánh giá đầu vào đại học của học sinh ở Mỹ. Hai kì thi này tương đương với nhau về mục đích và sự phổ biến; điểm thi của học sinh trong một trong hai kì thi này là yếu tố quan trọng trong quá trình xét học bổng đại học Mỹ.

SAT là bài thi kiểm tra khả năng tư duy, viết, và toán với cả học sinh Mỹ và học sinh quốc tế, do tổ chức College Board ra đề. Điểm SAT từ 1.700 đến 1.800/2.400 sẽ giúp học sinh có cơ hôi xin học bổng tại các trường đại học. Nếu các em muốn nhắm vào các trường như Harvard, Stanford, hay các trường trop Top 50, SAT trên 2.000 là mức điểm cần thiết.

ACT là bài kiểm tra nhập học đại học  tiêu chuẩn được chấp nhận bởi tất cả các trường cao đẳng và các đại học loại bốn năm ở Mỹ, do công ty ACT, Inc quản lí. Bài thi bao gồm các môn học Anh văn, toán, đọc hiểu, và khoa học. Điểm ACT từ 25/36 trở lên sẽ là một điểm cộng lớn cho hồ sơ xin học bổng của các em.

Theo nhiều học sinh, đặc biệt là các học sinh châu Á, kì thi SAT phổ biến hơn ACT rất nhiều vì chiến thuật kinh doanh của College Board tập trung đầu tư quốc tế, còn ACT, Inc tập trung vào phát triển trong nước Mỹ. Tuy nhiên,số liệu thống kê năm 2011 cho thấy số học sinh thi SAT và ACT gần như tương đương nhau. Hơn thế, trong những năm gần đây, số lượng học sinh chọn kì thi ACT có xu hướng tăng còn số lượng học sinh chọn kì thi SAT giảm nhẹ.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Passion – đam mê, nhiệt huyết, và Leadership – khả năng lãnh đạo, là 2 yếu tố các trường đại học xem xét khi nhìn vào thành tích hoạt động ngoại khóa của học sinh. Do đó, học sinh không nên tham gia tràn lan nhiều hoạt động ở mức hình thức, mà nên chọn 2-3 lĩnh vực mình thực sự say mê và sẵn sàng bỏ thời gian, công sức vào lĩnh vực đó.

Một số ví dụ về các bạn học sinh thành công như Lê Phương Lan Anh chinh phục đại học Stanford với thành tích hoạt động sôi nổi ở các mái ấm trong thành phố và là trưởng ban biên tập tạp chí của trường. Yeo Phức Anh chinh phục đại học Cornell và Đại học Pennsylvania với việc thành lập tổ chức HeartSays nhằm gây quỹ, giúp các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện Điều dưỡng – Phục hổi chức năng quận 8, TP HCM. Vũ Tiến Đạt đạt học bổng toàn phần của đại học Wesleyan với niềm đam mê nhiếp ảnh và sử dụng nhiếp ảnh để thực hiện các phóng sự sâu sắc về xã hội…

BÀI LUẬN

Điểm số và bảng thành tích là bước đầu tiên để Ban tuyển sinh các trường ĐH Mỹ chú ý đến hồ sơ của các em, nhưng yếu tố quyết định giúp các em giành được học bổng lại nằm ở bài tiểu luận (essay). Có thể thành tích học tập của các em không quá xuất sắc, nhưng các em vẫn trở thành người chiến thắng trong cuộc đua nếu các em thuyết phục được Ban tuyển sinh bằng một bài tiểu luận cực kỳ ấn tượng.

Các trường thường yêu cầu học sinh viết ít nhất một bài luận với giới hạn 650 chữ. Các em có thể chọn 1 trong 5 topic mới của Commonap (đối với những trường theo hệ thống của commonapp). Một số trường cũng yêu cầu học sinh viết thêm những bài luận ngắn từ 150 – 250 chữ chữ về lý do chọn trường hay kể thêm về các sở thích, tính cách khác của mình. 

Có một quy tắc “vàng” khi viết tiểu luận, đó là “không có chủ đề dở, chỉ có người viết dở”. Nếu chọn lựa chủ đề một cách khôn ngoan và cẩn thận, người viết sẽ dễ dàng có được một tiểu luận xuất sắc. Những chủ đề trong Common Application thường rất rộng, người viết phải chú ý giữ trọng tâm và chỉ nên tập trung trình bày một điểm duy nhất trong bài viết. Bài viết của các em không cần quá hoa mỹ và uyên bác. Đừng bao giờ chọn những vấn đề quá to tát như “Tôi muốn bảo vệ hòa bình thế giới”… hay tìm cách “than nghèo kể khổ” cũng như “khoe” về thành công của bản thân… Hãy chọn chủ đề mà mình cảm thấy thú vị và tự tin nhất. Các em chỉ cần viết trung thực, khéo léo về những suy nghĩ, tình cảm thật của mình để thể hiện được con người của mình, và để lại ấn tượng cho hội đồng tuyển sinh.

Đây cũng là nét khác biệt và độc đáo nhất khi các bạn học sinh được hướng dẫn bởi Kênh du học. Chị Hương Đỗ sẽ làm việc độc lập với từng bạn để cùng các bạn khai thác thế mạnh của chính mình, giúp các bạn tìm ra được điểm độc đáo từ những điều đơn giản nhất trong con người các bạn và những sự kiện các bạn đã trải qua, khai thác nó một cách logic và phát triển thành một bài luận hoàn chỉnh, đánh dấu con người riêng của bạn.

CHỌN TRƯỜNG VÀ ĐIỀN ĐƠN XIN FINANCIAL AID

Các học sinh thành công thường có cách chọn trường khá chiến lược: 2-3 trường vừa sức, 2-3 trường vượt sức, và 2-3 trường an toàn với hồ sơ của mình. Đa số các trường đều nhận đơn tuyển sinh qua mạng hoặc qua trang web http://www.commonapp.org/. Học sinh có thể gửi bản dịch tiếng Anh bảng điểm cấp 3, thư giới thiệu, và đơn xin hỗ trợ tài chính (financial aid forms) trực tiếp đến email của ban tuyển sinh trường.

Khi học sinh nghiên cứu về các trường, bảng xếp hạng US News và mục Admissions, Financial Aid, hoặc International Students Admissions là những trang học sinh nên bỏ thời gian đọc, tải, và điền các đơn xin financial aid.

Các bạn sinh viên năm 1, năm 2 vẫn có cơ hội chuyển tiếp qua các trường đại học Mỹ với điểm TOEFL/IELTS và SAT/ACT, dù một số trường khắt khe sẽ yêu cầu sinh viên học lại năm 1. Đối với chương trình tiến sĩ, thạc sĩ, Kênh du học sẽ có một bài viết riêng cung cấp những yếu tố giúp các em xin học bổng thành công.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng trong quá trình nộp hồ sơ săn học bổng Mỹ là theo dõi hồ sơ. Các em không nên chỉ nộp hồ sơ cho trường và ngồi đợi kết quả, mà nên chủ động theo dõi đường đi của hồ sơ và nhanh chóng xử lí khi trường yêu cầu bổ sung thông tin. Sự chủ động này cũng giúp các em thể hiện sự nhiệt tình đối với việc xin học bổng, một cách rất hiệu quả để gây thiện cảm cho các nhà tuyển sinh về hồ sơ của các em.

Chúc các em thành công.

Thông tin liên hệ Du học:

www.kenhduhoc.vn/dang-ky-ho-so-tu-van-du-hoc-kenh-du-hoc

Địa chỉ:  Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Ngõ 132 Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐTDĐ:  Hotline:  0984.761.634 (Ms.Hương Đỗ) – 0964.280.101(Ms Quyên Bùi)

Email: info@kenhduhoc.vn www.kenhduhoc.vn – https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn

Page tư vấn: https://www.facebook.com/HocBongDuHocHuongDo

Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!