Có thể các bạn đã nghe rất nhiều về các loại học bổng như học bổng toàn phần, học bổng bán phần, hay học bổng chính phủ,... Song có lẽ rất ít bạn biết đến loại học bổng có cái tên hơi “lạ” là học bổng giáo sư. Cũng có thể nó có một tên gọi khác mà các bạn đã nghe qua nhưng các bạn không biết nó còn gọi là học bổng giáo sư. Vậy thì học bổng giáo sư là gì? Làm sao để xin học bổng giáo sư? Điều kiện là gì? Và cơ hội, đầu ra ra sao?
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời các nghi vấn này.
1. Học bổng giáo sư là gì?
Học bổng giáo sư còn có một tên gọi khác mà sinh viên Việt Nam hay gọi là học bổng “Phòng thí nghiệm” (còn gọi là học bổng “lab). Tại các nước Âu Mỹ học bổng này được gọi là “học bổng làm việc”
Thực chất tên gọi là khác nhau giữa Âu và Á nhưng bản chất của hai loại học bổng này là gần giống nhau. Như tìm hiểu thì các bạn có thể thấy rằng, tại các nước châu Á đặc biệt là Hàn và Nhật là hai nước đầu tư vào nền kinh tế của Việt Nam nhiều nhất, đồng thời ta cũng thấy tại các trường Đại học Hàn và Nhật luôn dành các suốt học bổng khuyến khích và học bổng giáo sư này cho các sinh viên Việt Nam. Tại hai quốc gia này, nguồn thu tài chính của các Phòng thí nghiệm (PTN) ở Hàn hoặc Nhật chủ yếu từ dự án. Tùy uy tín, kinh nghiệm, cũng như các mối quan hệ của mình, mà các GS có thể nhận được các dự án của chính phủ, các hiệp hội, hay thông thường nhất là từ các công ty. Từ nguồn thu các dự án, GS sẽ phân bổ thành các khoản khác nhau, trong đó có 1 khoản dành cho việc trả lương cho các nghiên cứu viên, và cấp học bổng cho học viên bao gồm cả tiền học phí và phí sinh hoạt.
Nhìn chung, tại các nước Âu Mỹ, loại học bổng này cũng rất phổ biến. Hằng năm các trường đại học tai Mỹ cấp rất nhiều học bổng loại này nhằm giúp hỗ trợ tài chính (financial aid) cho học viên. Đổi lại, người nhận học bổng phải làm trợ lý nghiên cứu (research assistant) hoặc trợ giảng (teaching assistant) mỗi tuần 20 giờ.
2. Tại sao có loại học bổng này?
Khác với các trường đại học ở VN, mỗi khoa ở Hàn, Nhật sẽ được chia thành các PTN có chuyên ngành hẹp khác nhau với biên chế chính thức là duy nhất một GS. Tất cả mọi việc về sắp xếp giảng dạy môn học thuộc PTN của mình, phân bố người thực hiện dự án, phân bổ nguồn tài chính cho hóa chất thí nghiệm, máy móc, thiết bị… đều do GS này quyết định. Để giúp việc cho mình, GS sẽ chọn lựa và thu nhận những học viên sau đại học (học viên cao học, nghiên cứu sinh, các nghiên cứu viên học và làm việc tại PTN).
Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay của các PTN ở Hàn là số lượng SV Hàn học tiếp chương trình sau đại học ngày càng giảm, dẫn đến các PTN không có học viên. Do đó các GS rất muốn nhận các du học sinh, vừa để đáp ứng nhu cầu nhân lực ở các PTN của họ, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu được học lên cao của các học viên nước ngoài.
Tương tự như vậy, ở Mỹ làm trợ lý nghiên cứu cũng là một dạng đào tạo qua công việc, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng ngay kiến thức đã học vào thực tiễn, có cơ hội làm quen với việc nghiên cứu. Trường nào, khoa nào cũng cần có trợ lý nghiên cứu và trợ giảng để giúp việc các giáo sư nên học bổng dạng này có nhiều, tương đối dễ xin. Đa số sinh viên cao học từ các nước đến Mỹ dưới dạng học bổng này.
3. Làm sao để lấy học bổng “Phòng thí nghiệm” hay “Học bổng làm việc”?
Có thể thấy rằng việc nhận du học sinh theo học bổng PTN hoàn toàn phụ thuộc vào GS, không trải qua nhiều bước xét duyệt như các dạng học bổng khác. GS sẽ là người bảo lãnh, đóng toàn bộ học phí, tiền nhà và cấp tiền chi tiêu sinh hoạt cho học viên. Kể từ lúc GS chấp nhận hồ sơ của bạn, thì chỉ cần khoảng thời gian vừa đủ cho các thủ tục nhập học, nhập cảnh.. là bạn đã có thể lên đường đến Hàn Quốc học.
Không có bất cứ 1 tiêu chuẩn thống nhất nào cho dạng học bổng này, vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào từng GS. Điều kiện hồ sơ yêu cầu không nghiêm ngặt lắm về bằng cấp, điểm số, tiếng Anh (bằng cấp không bắt buộc) song không phải vì thế mà bạn nghĩ rằng học bổng này dễ dàng xin được bởi càng không có một tiêu chuẩn nhất định thì sẽ càng khó cho bạn để định hướng phấn đấu. Cách tốt nhất là bạn phải nỗ lực hết mình để có một thành tích, điểm số học tập thật ấn tượng, cũng như các thành tích về các đề tài nghiên cứu mà bạn tham gia có sức hấp dẫn. Ngoài ra nó còn phụ thuộc một phần vào tài ăn nói của các bạn nữa, khả năng ngôn ngữ diễn đạt ý khả năng thuyết phụ vị giáo sư mà các bạn muốn xin học bổng. Cuối cùng, 1 điểm hết sức quan trọng là phải có người giới thiệu. Người giới thiệu này có thể là người mà GS quen biết, chẳng hạn các Thầy cô ở các trường Đại học ở VN mà GS đã từng gặp.
Có thể khẳng định rằng nguồn học bổng PTN ở Hàn là rất tiềm năng. Song nó cũng rất khó nắm bắt bởi nếu chắc chắn bạn không nằm trong danh sách sinh viên top của trường hoặc viện , thì sẽ vô cùng khó khăn để giáo sư thấy bạn là người nổi bật và bạn là người mà giáo sư nên chọn.
Tại Mỹ, học bổng này dành cho:
Tất cả những người đã tốt nghiệp ĐH (có hoặc không có kinh nghiệm làm việc) hoặc sinh viên năm cuối ĐH. Đa số trường ĐH của Mỹ không yêu cầu người tốt nghiệp ĐH ngành nào phải học cao học theo đúng ngành đó. Ví dụ bạn có thể học ĐH chuyên ngành toán và nộp đơn xin học bổng cao học ngành kinh tế.
Kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm nghiên cứu cũng không phải là điều kiện bắt buộc (tất nhiên nếu có bạn sẽ có lợi thế). Nhiều ngành/trường cũng không yêu cầu phải học thạc sĩ trước khi học tiến sĩ. Nhờ đó nhiều sinh viên ĐH có thể học thẳng lên chương trình tiến sĩ. Do vậy đa số sinh viên có thể hoàn tất chương trình tiến sĩ ở tuổi 27-28. Đây là điều bình thường và phổ biến.
Loại học bổng làm việc được chọn dựa trên năng lực (merit-based) và cạnh tranh bình đẳng. Vì vậy nó vừa dễ vừa khó. Dễ vì cơ hội có nhiều, cánh cửa luôn luôn mở với mọi người. Trường lừng danh cũng có, trường kha khá cũng có, trường trung bình cũng có. Khó là vì mình phải cạnh tranh với sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, phải chứng minh là mình “mạnh” hơn, xứng đáng hơn người khác. Do đó việc chọn trường vừa sức cạnh tranh của mình là rất quan trọng. Nếu bạn không thực sự xuất xắc hoặc thực sự nổi bật để đánh bại các đối thủ khác thì đó cũng là một vấn đề. Tuy nhiên, không hẳn là nếu bạn không thể đạt được học bổng thì bạn không có cơ hội đi du học. Cánh cửa này đóng lại ắt sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bạn có thể lựa chọn cho mình các loại học bổng khác như học bổng bán phần nếu như mình không thực sự xuất xắc.
Một vấn đề quan trọng nữa đặt ra đó chính là các bạn sẽ là nộp đơn vào trường nào? Câu trả lời là tùy theo sức cạnh tranh của bạn và chiến lược nên áp dụng là “trải rộng”. Nên chọn một số trường hàng đầu (trên sức cạnh tranh của mình một chút), một số trường vừa tầm và một số trường an toàn mà mình chắc đậu.
Làm sao biết trường nào là hàng đầu, vừa tầm và an toàn? Có hai cách: thứ nhất, hỏi giáo sư hoặc những người đi học trước; thứ hai, tìm các bảng xếp hạng (ranking) trên Internet.
Nói chung, bất kỳ một học bổng nào cũng đều cần có sự quyết tâm và cố gắng, đặc biệt là đối với loại học bổng này thì bạn càng cần phải cố gắng hơn và có cống hiến hơn nếu bạn muốn dành lấy nó.
Chúc các bạn thành công!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nguyện vọng nào về du học xin các bạn vui lòng liên hệ Kênh du học Hương Đỗ để biết được thông tin chính xác và được tư vấn tận tình nhất.
Bài viết được sưu tầm, dịch và đánh giá bởi Kênh Du Học, mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ info@kenhduhoc.vn
Bạn vui lòng điền thông tin tư vấn theo form:
Thông tin liên hệ Kênh Du Học:
Địa chỉ: 103 B2-TT Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 0984.761.634 – 096 428 0101
Số điện thoại cố định: 024.66.863186
Skype: maihuongvn
Email: info@kenhduhoc.vn - huongmai.do@gmail.com
http://kenhduhoc.vn - http://facebook.com/kenhduhoc.vn
Kênh Du Học - Chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!