Kinh nghiệm viết bài luận đến từ nhà tuyển sinh MBA
Cơ hội được đến với những khóa học MBA hàng đầu là ước mơ với bất kì sinh viên kinh doanh nào. Thế nhưng, bạn cần phải vượt qua một trở ngại vô cùng khó khăn, đó là hồ sơ dự tuyển.
Một bài luận hay hay dở sẽ quyết định “số phận” của một ứng viên. Tất nhiên, bất kì ai cũng muốn mình nổi bật trong mắt nhà tuyển sinh, và bài tự luận nằm trong hồ sơ xin học là cơ hội giúp bạn làm điều đó.
Jeremy Shienwald từng làm việc với vai trò phỏng vấn tuyển sinh, đồng thời là tác giả cuốn sách “Trọn Bộ Những Điều Cần Biết Về Tuyển Sinh MBA” (The Complete Start-to-Finish MBA Admissions Guide) đã dành hẳn một chương nói về kinh nghiệm làm thế nào để có một bài tự luận hoàn hảo nhất.
Dưới đây là 5 bí quyết mà bạn cần tham khảo:
1. Chứng minh rằng chương trình MBA ấy thực sự phù hợp với bạn
“Mặc dù có thể bạn khó mà nắm được hết những đặc điểm đặc thù của trường kinh doanh mà bạn đang nộp đơn, hãy cố gắng chứng tỏ một cách rõ ràng rằng chương trình học phù hợp với những sở thích cá nhân và mục tiêu tương lai của bạn. Nếu như bạn đã có cơ hội thăm quan trường, trò chuyện với các cựu học sinh, giáo sư hoặc bộ phận tuyển sinh, đừng quên nhắc đến những mối quan hệ này trong bài luận.”
2. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cần có mối liên kết chặt chẽ
“Bạn cần chắc chắn rằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn có mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả khăng khít, khó tách rời. Nên nhớ rằng những mục tiêu dài hạn chỉ có thể trở thành hiện thực nếu như bạn đã hoàn thành những kế hoạch đề ra trong ngắn hạn. Tương tự, những vị trị công việc hiện tại mà bạn đang nắm giữ chính là nền tảng để bạn bước tới địa vị cao hơn trong tương lai.”
3. Đừng “diễn xuôi” lại hồ sơ xin việc
“Không ít ứng viên phạm phải một sai lầm nghiêm trọng – đó là kể lể về những kinh nghiệm làm việc của mình suốt 3/4 bài tự luận, trong khi họ vẫn phải nộp kèm bản lý lịch cá nhân cùng với hộ sơ dự tuyển. Điều này có nghĩa, những ứng viên ấy đã phí phạm một cách vô ích phần lớn dung lượng bài tự luận để nói về những thứ nhà tuyển sinh chỉ cần nhìn vào sơ yếu đã có thể nắm rõ. Nếu bạn vẫn muốn nhắc đến những thành tích đã đạt được trong nghề nghiệp, tốt nhất nên giới hạn trong vòng 40% độ dài của bài viết. Thông thường, tỉ lệ lí tưởng là từ 10-15%.”
4. Tránh những mẫu câu chung chung
“Nên nhớ rằng một nhà tuyển sinh phải đọc tới hàng nghìn bài luận mỗi năm – họ dày dặn kinh nghiệm và có đủ khả năng để nhận biết khi nào bạn đang trung thực và khi nào bạn đang cố tỏ ra rằng mình nổi bật.”
5. Hãy nói cho họ biết vì sao bạn lựa chọn họ
“Một lỗi mà các ứng viên cũng thường hay mắc phải đó là khi đáp lại câu hỏi “Vì sao bạn lại lựa chọn chương trình MBA của trường chúng tôi?”, họ thường có xu hướng “nịnh bợ” quá mức. Thay vì tâng bốc ngôi trường tới tận mây xanh, hãy giải thích vì sao những đặc điểm nổi bật, khác biệt của trường kinh doanh ấy thu hút bạn, cũng như phù hợp với khả năng và tính cách của bạn. Một cách khéo léo, bạn cũng có thể ngầm đưa vào những so sánh với các trường kinh doanh khác, và vì sao bạn lại không chọn nộp đơn vào những ngôi trường ấy.”
Thông tin liên hệ Du học Mỹ:
Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Ngõ 132 Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0984.761.634 (Ms.Hương Đỗ) – 0964.280.101(Ms Quyên Bùi)
Email: info@kenhduhoc.vn www.kenhduhoc.vn – https://www.facebook.com/kenhduhoc.vn
Page tư vấn: https://www.facebook.com/HocBongDuHocHuongDo
Kênh du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!