Tài chính yếu, sau khi tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam có nên học lại Đại Học Mỹ để kiếm học bổng toàn phần không?

 Câu trả lời của cô Hương thiên về phương án KHÔNG nhé cả nhà. Bởi vì suy nghĩ đơn giản là học 4 năm Đại Học ở Việt Nam, bố mẹ đã è cổ ra nuôi mình rồi. Chưa cơm cháo báo hiếu gì , mình lại dứt áo ra đi học 4 năm Đại Học Mỹ nữa, là tổng cộng 8 năm. Ai dám nói học bổng toàn phần bố mẹ không phải chi trả đồng nào?

Cô xin phép gửi nguyên văn phần hỏi và trả lời của cô và bạn học sinh này để các bạn khác cùng tham khảo nhé.

Câu hỏi:

Em chào cô,

Em là (cô xin phép giấu tên không tiện chia sẻ thông tin), hiện đang là sinh viên năm 3 Đại học Ngoại thương Hà Nội. Em có theo dõi facebook của cô và đọc các vài viết cô chia sẻ trong note cũng như trong group. Em cảm thấy rất hữu ích và muốn viết email này cho cô để hỏi cô một số vấn đề ạ.

Em định hướng sau 2-3 năm nữa (tức ngay sau khi em tốt nghiệp đại học, đã có bằng cử nhân hoặc sau khi tốt nghiệp tầm 1 năm) sẽ nộp hồ sơ và xin học bổng. Thời gian không còn quá nhiều nhưng cũng không quá gấp rút, vậy nên em chưa bắt đầu làm hồ sơ, cũng như chưa thi chứng chỉ tiếng Anh hay các bài thi chuẩn hoá. Hiện tại em vẫn đang học trên trường, luyện tiếng Anh và tìm hiểu thông tin cơ bản về du học. Vì vậy, em chưa đăng kí dịch vụ tư vấn nhưng có một số thắc mắc muốn cô giúp đỡ ạ.

Thông thường, em thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp thường học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ chứ ít người học lại đại học. Bản thân em cũng muốn được học lên cao, tuy nhiên em không ngại phải học lại đại học nếu tình hình thuận lợi. Vấn đề lớn nhất em gặp phải là tài chính, vì vậy em cần xin học bổng toàn phần để trang trải học phí lẫn chi phí sinh hoạt. Sau khi tìm hiểu, em thấy rằng học bổng cho bậc thạc sĩ ở Mỹ rất ít, còn chương trình tiến sĩ thì nặng so với em, nên em đang nghĩ đến chương trình đại học. Em muốn hỏi cô là đến thời điểm làm hồ sơ, em đã có bằng cử nhân ở Việt Nam thì khả năng xin học cũng như xin học bổng bậc đại học ở Mỹ có thấp đi hay không ạ? Việc xin visa trong trường hợp này có khó khăn không? Ở trường hợp của em nên định hướng như thế nào, có nên xin học bổng du học bậc đại học tiếp không ạ? Một đằng em rất mong muốn được sang Mỹ càng sớm càng tốt (dù phải học lại ĐH cũng không sao), nhưng một mặt em rất lo đến tài chính. TOEFL hay SAT, GRE, GMAT, essay,... thì em có thể cố gắng học và thi trong vài năm tới, nhưng vấn đề tài chính thì em không thể cố được.

Cô giải đáp giúp em nhé. Em cảm ơn cô nhiều ạ.

Chúc cô có một ngày làm việc hiệu quả!

Em (cô xin phép giấu tên không tiện chia sẻ thông tin)

Trả lời:

Dear (cô xin phép giấu tên không tiện chia sẻ thông tin),

Trước tiên cô cảm ơn em đã tin tưởng và theo dõi các bài viết của cô về hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin học bổng Mỹ.

Ước mơ đi du học Mỹ của em là hoàn toàn chính đáng, bởi Mỹ là giấc mơ với bất cứ ai có ý định đi du học và trải nghiệm thực sự.

Tuy nhiên, du học Mỹ ngày nay không phải là phao cứu cánh cho những bạn nào không có khả năng tài chính, muốn đi du học với họ bổng toàn phần. Bởi, để được cấp học bổng toàn phần, họ yêu cầu học sinh rất cao. Đòi hỏi học sinh gần như toàn diện mọi mặt, hoặc phải có tố chất gì thực sự đặc biệt và nổi bật.

Trường hợp của em cũng không phải ngoại lệ đặc biệt để họ cấp học bổng toàn phần, bởi mỗi năm họ nhận hồ sơ từ vô vàn ứng viên tốt và xuất sắc đến từ khắp thế giới.

Qua thông tin em gửi cô thì cô chưa nắm được hồ sơ, thành tích, học lực cấp ba của em có gì đặc biệt....

Nhưng để trả lời chung chung cho những câu hỏi của em thì em có thể hiểu sơ bộ như sau:

Về lý thuyết: sinh viên học lại đại học chuyên ngành khác tại Mỹ, vẫn được trường cấp thư mời đi học.

Mô tả: Tùy theo lý do và mục đích mà sinh viên vẫn có thể học lại chương trình đại học tại Mỹ nhưng với chuyên ngành khác, nhưng vẫn phải có sự giải thích hợp lý với LSQ

Thực tế:

- Em có thể được nhận học và cấp thư mời học, có học bổng, nhưng để có học bổng toàn phần là điều rất khó, vì họ không coi em là sinh viên freshman. Mà thường họ đề nghị em transfer để được giảm một số tín chỉ để đỡ thời gia và chi phí.

Dù em có giải thích thế nào đi chăng nữa, họ cũng ko cấp financial aid cho em nhiều (lưu ý là cái này khác với merit nhé, merit là họ cấp học bổng dựa vào thành tích của em), vì họ nghĩ đơn giản là học lại đại học tốn thời gian và tiền bạc, và không phải ai cũng có điều kiện để quyết định học lại, bla bla...rồi đương nhiên họ nghĩ là em có điều kiện về tài chính để làm lại thứ mà mình muốn, bởi bỏ ra chi phí và thời gian cho 4 năm ĐH ở VN đã là tốn kém rồi....

Đương nhiên là là họ sẽ ko cấp học bổng toàn phần cho những học sinh đưa ra lý do không thuyết phục và lãng xẹt, muốn đi du học Mỹ chỉ đơn giản là để được cấp hb toàn phần, để đu đám và chính sách của họ :D

- Tiếp theo nữa là với đại sứ quán: Việc trả lời phỏng vấn để đưa ra lý do thuyết phục với họ về động cơ, mục đích vì sao em lại đi học lại ĐH Mỹ khi em đã có bằng ĐH ở VN, và em đã nhiều tuổi hơn so với các bạn freshman khác.. họ sẽ nghĩ động cơ em đi du học với mục đích để đi làm và tìm cách ở lại Mỹ... Họ mặc định là nhà bạn này không có điều kiện tài chính nên tìm cách sang Mỹ để đi làm, bởi vì rõ ràng là hồ sơ tài chính của mình yếu mới phải tìm cách xin hb toàn phần....

Kết luận: Lộ trình mà em đang nghĩ tới không khả thi và thiếu tinh thuyết phục.

Các phương án:

1. Trong lúc học ĐH ở Việt Nam em học ngay TOEFL/ IELTS thêm SAT để transfer càng sớm càng tốt: nhưng cô nghĩ không khả thi vì transfer cũng không có cơ hội hb toàn phần đâu. Họ có chính sách riêng dành cho học sinh transfer, cực hiếm khi có học bổng toàn phần, ngay cả khi học sinh cực giỏi, vì họ có sự cạnh tranh giữa các trường ĐH với nhau.

2. Học hết ĐH ở Việt Nam rồi transfer, gần giống phương án 1, nhưng an toàn hơn vì dù sao cũng đã có bằng tốt nghiệp ĐH ở VN.

3. Học hết ĐH và xin học Master ở Mỹ. Ngoài TOEFL/ IELTS em cần học thêm GRE/ GMAT tùy nghành vì cái này cô chưa biết em đang học ở VN ngành gì và muốn học tiếp lên ngành gì. (GMAT thì dành cho các ngành: MBA,fiance, banking và một số nhóm ngành liên quan tới kinh tế. GRE thì dành cho các nhóm ngành còn lại, GRE đặc biệt cần khi apply vào các nhóm ngành liên quan STEM vì có tính nghiên cứu cao).

4. Em trao đổi với gia đình về các phương án tài chính. Trường hợp ngân sách quá thấp, mà hồ sơ của em không quá nổi bật, em nên suy nghĩ chuyển hướng du học sang các nước Châu Âu, hoặc học ở Việt Nam, đi làm, có kinh tế khá rồi sau này tính tiếp, hoặc chỉ cần đi du lịch Mỹ cũng vui rồi ấy

Chúc em may mắn.

Cô Hương

Form đăng ký tư vấn du học

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ Kênh Du Học:

Địa chỉ: 103 B2-TT Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội

Hotline: 0984.761.634 – 096 428 0101

Số điện thoại cố định: 024.66.863186

 Email: http://kenhduhoc.vn - http://facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh Du Học Chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!