Ivy League và các trường thứ hạng cao: tuyển sinh có gì khác?

Khi nhắc đến các trường thứ hạng cao tại Mỹ nói chung và Ivy League nói riêng, chúng ta vẫn luôn mặc định rất khó để vào được các trường này. Và thực tế đúng là như vậy khi tỉ lệ chấp nhận của các trường thường vô cùng thấp, có thể thấp hơn 5%.

Làm thế nào để vượt qua hàng ngàn hồ sơ để trở thành tân sinh viên của các trường danh tiếng đó? Quy trình tuyển sinh của các trường này có gì khác? Tiêu chí đánh giá là gì?

Kênh Du Học sẽ giúp các bạn có câu trả lời.

Tuyển sinh tại các trường thứ hạng cao, Ivy League có gì khác?

- Tỉ lệ được nhận của các trường này rất thấp, thường thấp hơn 5%. Điều này cho thấy sự tuyển chọn vô cùng khắt khe của các trường, và sinh viên của các trường này thường phải rất xuất sắc và toàn diện.

- Việc tuyển chọn không chỉ dựa vào điểm số của thí sinh mà còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác như là hoạt động ngoại khóa, bài luận, v.v.

- Nhiều người cho rằng các trường có thứ hạng cao/ Ivy League sẽ có học phí rất cao, con em gia đình bình thường dù có giỏi cũng không vào được. Điều này là hoàn toàn sai. Thực tế, các trường có chính sách học bổng vô cùng rộng rãi, tạo điều kiện hết mức có thể cho các sinh viên giỏi nhưng không đủ điều kiện chi trả học phí. Ví dụ, tại Harvard, 70% sinh viên được nhận học bổng/ trợ cấp, và 20% sinh viên đi học miễn phí.

- Bằng cấp tại các trường này luôn được thị trường lao động đánh giá cao.

Quan điểm lựa chọn sinh viên của các trường thứ hạng cao/ Ivy League?

Các trường luôn luôn mong muốn có thể xây dựng:

“Một lớp học đa dạng với những cá nhân có tài năng và đam mê khác biệt, những người gần như có thể sẽ thành công trong tương lai và làm rạng danh trường đại học.

Các trường thứ hạng cao/ Ivy League đánh giá thông qua các tiêu chí nào?

Các thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí như sau:

- 30% cho Khả năng học tập

- 25% cho Hoạt động ngoại khóa

- 25% cho Bài luận

- 15% cho Thư giới thiệu

- 5% dành cho Phỏng vấn

Khả năng học tập

 

Mỗi năm, vào mùa tuyển sinh, các trường đều phải đối mặt với số lượng hồ sơ khổng lồ lên tới hàng chục ngàn từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, để dễ dàng hơn trong việc chọn lọc thí sinh, các trường Ivy đã sử dụng “Academic Index” (AI). “Academic Index” (AI) được tính dựa trên Điểm trung bình môn học (GPA), Thứ hạng trên lớp và Điểm số của các bài thi chuẩn hóa (SAT, ACT).

Mặc dù AI không phải là phương thức duy nhất để đánh giá khả năng học tập của thí sinh nhưng nó lại là công cụ để so sánh được nhiều thí sinh cùng một lúc. Nếu thí sinh không đạt chuẩn AI, thí sinh đó sẽ bị loại ngay từ đầu. Nói cách khác, mặc dù AI chưa chắc có thể giúp bạn được chọn theo học tại trường, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp hồ sơ của bạn có cơ hội được Hội đồng tuyển sinh xem xét.

Tăng điểm số của mình hết mức có thể chính là mở ra cơ hội lớn hơn cho bản thân.

Hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động được chia thành 4 loại chính:

- Loại I: Là những hoạt động, thành tích mang tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế. Những hoạt động này thường rất ít người có thể đạt được và cần thời gian rất dài để xây dựng và phát triển. Ví dụ, đạt Huy chương Vàng Olympic Toán Quốc tế, Giải Nhất Piano cấp Quốc gia, v.v.

- Loại II: Là những hoạt động, thành tích nhỏ hơn mang tầm khu vực như làm Lớp trưởng, Bí thư của trường, lớp, v.v Những thành tích này rất đáng tự hào và được ghi nhận. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao như Loại I vì thực tế những hoạt động, thành tích như loại II có rất nhiều người có thể đạt được.

- Loại III: Là những hoạt động, thành tích được công nhận bởi tập thể nhưng không phải là xuất sắc nhất. Ví dụ, bạn được giáo viên và các bạn đánh giá cao trong hoạt động làm trại cho Lễ kỉ niệm trường.

- Loại IV: Là những hoạt động mang tính chất tham gia như tình nguyện, quyên góp, tham gia các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật, v.v

Các hoạt động loại IV được đánh giá thấp nhất. Tuy nhiên, vẫn có cách để các hoạt động loại IV trở nên “cao giá” hơn nữa. Thay vì chỉ liệt kê các hoạt động một cách khô khan, hãy nói về nó bằng một câu chuyện. Ví dụ như bạn là tình nguyện viên của thư viện. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu bạn chỉ liệt kê nó ra cả. Hãy nói nhiều hơn về lí do bạn làm công việc này, tìm hiểu về giáo dục hay giúp đỡ cộng đồng chẳng hạn. Hay việc bạn tham gia làm tình nguyện viên trung tâm thú y sẽ gây chú ý hơn khi bạn nói rằng bạn yêu động vật và sau này mong muốn trở thành bác sĩ thú y. Cái mà Hội đồng tuyển sinh muốn thấy không chỉ là những giải thưởng, thành tích xuất sắc mà còn là sự chuyên tâm, sự kiên trì với mọi hoạt động dù là nhỏ nhất của các bạn.

Hãy tham gia ngoại khóa với niềm đam mê và cho Hội đồng tuyển sinh thấy sự độc đáo của chính mình.

Trên đây là thông tin về 2 tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để các trường thứ hạng cao/Ivy League đánh giá hồ sơ của các thí sinh. Thông tin về 3 tiêu chí cuối cùng sẽ được Kênh Du Học cập nhật trong Phần II trong thời gian tới. Theo dõi websitefanpage của Kênh Du Học để nhận được thông tin sớm nhất nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về Ivy League: 

Ivy League - Nhóm 8 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ 

Loạt bài viết về từng trường trong khối Ivy League

Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ:

Địa chỉ: 103 B2-TT Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội

Số điện thoại: 0984.761.634 – 096 428 0101

Email:   info@kenhduhoc.vn - huongmai.do@gmail.com

               http://kenhduhoc.vn - http://facebook.com/kenhduhoc.vn

Kênh Du Học Chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!

Kết quả hình ảnh cho kênh du học